Saturday, November 29, 2008

Sushi cuốn

hoc tap cua Goc Bep


Makizushi

Bài này giới thiệu về Futomaki, hay còn gọi là Ehomaki(恵方巻). Vào ngày Tiết Phân, trước ngày Lập Xuân, thường có tập tục ăn Ehomaki. Nguyên liệu cho món này là cơm trộn dấm sushi, bên ngoài cuốn rong biển, nhân gồm 7 loại khác nhau, tục truyền là món ăn đem lại phúc lộc. Các nguyên liệu cho nhân của Futomaki thường có mặt là:
Món này hầu như lúc nào cũng có bán trong các siêu thị ở Nhật. Ở Mỹ, nó được biết đến với tên gọi California Roll, với nguyên liệu và kiểu cách cũng thay đổi rất đa dạng.

Ở đây, nàng sử dụng trứng chiên, bơ và tôm làm nhân. Có khi cho vào cả rau sà lách, loại sà lách búp tròn, có độ dòn, hạp với các nguyên liệu ở đây, cũng ngon lắm!

Sushi


Nguyên liệu: (2~4 người)

170 g gạo Nhật (loại dùng cho sushi)
250 ml nước ( nước ngon đóng chai càng tốt)
1 miếng rong biển Kombu (nếu có)
1 muỗng súp dấm sushi

1/2 trái bơ
4~6 con tôm
1 cái trứng
1 muỗng súp sữa tươi
1/8 muỗng cà phê bột nêm vị cá ngừ katsuodashi
1/2 muỗng cà phê mirin

Nước tương
2 miếng rong biển/ Nori (*)
Wasabi (nếu thích)

Nori Seaweed


(*) Rong biển của Nhật thường được làm rất dày. Nếu ăn không quen loại nori không tẩm gia vị thì sẽ khó chịu với mùi tanh của rong biển.
Cá nhân thích rong biển của Hàn Quốc hơn, đặc biệt là loại làm từ rong biển bám trên đá(岩海藻), có tẩm gia vị và nướng chín (hình trên)

Dụng cụ:
1 tấm cuốn sushi
1 cái thố bằng gỗ để trộn cơm (nếu có thì tốt nhất)
1 cái quạt

Cách làm:

Makizushi method


1) Nấu cơm, tham khảo ở đây. Nếu có konbu, rửa sạch, cho vào nồi nấu chung với cơm. Như vậy cơm sẽ ngọt và thơm hơn.

2) Cho trứng, sữa, bột nêm vị cá ngừ vào tô. Dùng đồ đánh trứng đánh cho trứng tan, các nguyên liệu trộn đều.
Chảo nóng, cho dầu vào, đổ trứng chín sao cho càng dày càng tốt. Cắt thanh dài.

3) Cho tôm đã được lấy sạch đường chỉ ở sóng lưng vào nồi cùng với mirin, nấu cho tôm chín.

4) Bơ lột vỏ, cắt thanh dài.
Hoặc nếu thích, có thể dùng muỗng tán bơ nhuyễn, trộn chung với một ít sốt mayonnaise và một ít wasabi, nước tương.

5) Cơm chín, cho cơm vào thố đựng (bằng gỗ là tốt nhất). Rưới đều dấm lên. Dùng muỗng gỗ trộn đều. Trộn theo kiểu vừa cắt ngang thố cơm vừa trộn đều cho hạt cơm không bị gãy. Thỉnh thoảng dừng tay trộn, dùng quạt quạt cho cơm nhanh nguội. Làm như vậy để làm cho hạt cơm được bóng hơn.

Cách cuốn:
Trải tấm cuốn sushi lên mặt phẳng. Bên trên đặt miếng rong biển lên.
Múc cơm trải bằng đều lên trên miếng rong biển, chừa phần đầu miếng rong biển khoảng 1 cm, phần cuối khoảng 1~3 cm. (để khi cuốn xong trở thành mép khép 2 cạnh của rong biển, làm cho cơm không bị lòi ra. )
Đặt nhân lên trên cơm.
Bẻ tấm cuốn sushi cuốn lại, một tay nắm đầu còn lại của tấm cuốn sushi kéo căng, làm cho cơm vừa được cuốn tròn vừa được siết chặt.

Nếu muốn 2 đầu cuốn sushi bằng phẳng, không bị lòi nhân và cơm ra, khi cuốn dùng tay ấn cho cơm và nhân bện chặt vào trong.

Cắt khoanh dày khoảng 2~3cm.

Cách nấu gạo Nhật


Vo gạo sạch.
Đổ vào nồi 1 cup nước (khoảng 250 ml nước) ứng với 1 lon gạo (khoảng 170g).
Đợi cho hạt gạo ngấm nước 30 phút rồi mới bật công tắc cho nồi cơm bắt đầu nấu.
** Dùng nước ngon loại đóng trong chai là tốt nhất

No comments: